Tối Ưu Hóa Hoạt Động Của Khách Sạn Với Công Nghệ Thông Minh: Giải Quyết Bài toán Về Nhân Sự

Ngành khách sạn luôn được biết đến với tỷ lệ nhảy việc cao và tình trạng thiếu hụt nhân sự. Cùng với công nghệ đang ngày càng phát triển, các nhà điều hành đang dần tìm ra câu trả lời cho bài toán quản lý nguồn nhân lực bằng cách tham gia cuộc đua ứng dụng công nghệ không tiếp xúc (Contactless technology).


If hoteliers were asked what the hospitality industry’s most challenging problem is, they’d likely think of staffing shortages. Although high turnover rates have long been a problem for the hotel sector, the pandemic and changing employee expectations have made a troubling situation even worse. 

Ngày nay, sự phát triển của công nghệ không chỉ tiết lộ những lý do “thâm căn cố đế” của tình trạng trên, mà còn đưa ra hàng loạt giải pháp hứa hẹn. Một trong số những giải pháp đó là công nghệ không tiếp xúc, với khả năng tối ưu hoạt động của khách sạn, từ đó giảm thiểu tình trạng nhân sự kiệt sức và tối ưu hoá chi phí vận hành. 

Dưới đây là một số ví dụ về ứng dụng công nghệ không tiếp xúc trong hoạt động hằng ngày của khách sạn, và trong quá trình đó, cắt giảm nhân sự không cần thiết. 

Quầy lễ tân tự động

Với tính năng check-in tự động, khách du lịch có thể tự nhận và trả phòng khách sạn mà không cần nhân viên hướng dẫn tại quầy. Điều này không chỉ giảm thiểu tiếp xúc trực tiếp mà còn đảm bảo quy trình nhận phòng nhanh chóng và dễ dàng cho khách hàng.

Thanh toán không tiếp xúc

Khi xử lý các khoản bồi hoàn, tranh chấp và các vấn đề liên quan đến thanh toán, việc xử lý tất cả những khó khăn theo cách thông thường có thể là cơn ác mộng với hầu hết nhân viên khách sạn. Việc sử dụng các phương thức thanh toán không tiếp xúc như ví điện tử cho phép khách hàng dễ dàng thanh toán cho các bữa ăn, dịch vụ phòng và các tiện nghi khác. Và từ đó, khách sạn có thể nâng cao trải nghiệm của du khách và loại bỏ những sai sót trong quy trình. 

Chìa khóa điện tử

Chìa khóa ảo là thẻ phòng khách sạn hoặc mật khẩu được tích hợp với điện thoại thông minh. Bằng cách sử dụng công nghệ này, nhân viên có thể hạn chế sai sót trong quá trình nhận và trả phòng, và vì vậy, có nhiều thời gian để tập trung vào việc chào đón du khách hơn. Nhân viên không còn cần phải bận tâm lo lắng liệu khách hàng có bỏ sót hoặc đánh mất thẻ hay không. Từ đó, tiết kiệm thời gian giúp cho quy trình vận hành của khách sạn được tối ưu.

Robot phục vụ phòng

Các khách sạn ở Mỹ hiện đang sử dụng robot dịch vụ để giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động. Robot có thể thực hiện các công việc đơn giản như giao đồ ăn, dọn dẹp, phục vụ phòng hoặc các dịch vụ hỗ trợ khách hàng khác. Thêm vào đó, một nhân viên robot sẵn sàng làm việc 24/7 và đảm bảo rằng mọi khách hàng của họ luôn nhận được chất lượng phục vụ như nhau.

Công nghệ không tiếp xúc đã và đang cách mạng hóa các hoạt động trong ngành du lịch lữ hành với nhiều ứng dụng mới mẻ được ra đời. Các nhà điều hành khách sạn giờ đây có nhiều sự lựa chọn để nâng cấp doanh nghiệp của mình và đem đến trải nghiệm ấn tượng hơn cho khách hàng. Tuy nhiên, làm thế nào để ứng dụng những xu hướng công nghệ đúng nơi, đúng lúc, đúng cách để tối ưu hóa công năng của chúng là bài toán đòi hỏi phải có kế hoạch chiến lược đến từ chuyên gia.

Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành khách sạn, Ziva sở hữu mạng lưới kết nối với những chuyên gia hàng đầu, tư vấn giúp các nhà quản lý, sở hữu khách sạn tận dụng tiềm năng của công nghệ và dẫn đầu trong thời đại kỹ thuật số.

viVietnamese